Những điều cần biết về bệnh Chlamydia

Chalamydia là một bệnh lây lan qua đường tình dục do vi khuẩn gây ra.  Bệnh thường không có triệu chứng điển hình nên rất khó phát hiện. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng đến sức khỏe sinh sản, gây vô sinh ở cả nam và nữ giới. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh Chlamydia giúp bạn trang bị kiến thức nhận biết cũng như phòng tránh căn bệnh này.

Dấu hiệu & triệu chứng của bệnh Chlamydia ở cả nam và nữ 

nhung dieu can biet ve Chlamydia

Triệu chứng của Chlamydia ở nam giới

Đối với nam giới bị nhiễm chlamydia thường không có triệu chứng nào điển hình và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh xã hội khác. Chỉ có một bộ phận rất nhỏ nam giới mắc bệnh xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Dương vật tiết dịch bất thường: dịch có màu trắng đục, màu trắng vàng hoặc trong suốt như nước. Tuy nhiên dương vật chỉ tiết dịch khi niệu đạo tiết dịch.
  • Đau rát khi đi tiểu
  • Nóng rát ngứa ngáy trên đầu dương vật
  • Đau và sưng một hoặc cả hai bên tinh hoàn
  • Trực tràng thấy đau hoặc tiết dịch

Ngoài ra Chlamydia cũng gây ra một số biện hiện khác ở các vị trí khác trên cơ thể nhưng ít phổ biến hơn, cụ thể như:

  • Đau bụng, đau vùng chậu: Một số nam giới khi mắc chlamydia dẫn đến viêm niệu đạo sẽ gây ra tình trạng viêm khớp. Biểu hiện của viêm khớp là người bệnh thấy đau vùng lưng dưới, đau vùng chậu. Đau và sưng bìu nếu không được điều trị dẫn đến viêm mào tinh hoàn gây đầy bụng và đau các bộ phận khác trên cơ thể.
  • Viêm họng: Quan hệ tình dục bằng đường miệng là con đường lây nhiễm chlamydia và dẫn đến viêm họng.
  • Người bệnh có thể bị sốt và cảm thấy buồn nôn.

Triệu chứng Chlamydia ở nữ giới

Phần lớn nữ giới mắc bệnh mà không có triệu chứng gì, số còn lại có một số biểu hiện thường gặp sau:

Bên cạnh đó cũng có một số dấu hiệu hiếm gặp như:

  • Chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt
  • Đau bụng dưới
  • Đau lưng dưới
  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Viêm họng

Chẩn đoán bệnh Chlamydia như thế nào?

chuan doan Chlamydia

Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh chlamydia mà không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Do đó làm xét nghiệm tầm soát bệnh là việc làm rất cần thiết.

  • Phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên thực hiện làm kiểm tra hàng năm cùng với đối tác của mình là tốt nhất.
  • Phụ nữ mang thai: Xét nghiệm trong lần khám thai đầu tiên và nếu nghi ngờ hãy xét nghiệm lại trong thai kỳ.
  • Những người có nguy cơ mắc bệnh cao: những người quan hệ với nhiều người, không sử dụng bao cao su khi quan hệ hoặc quan hệ đồng tính nam là những đối tượng dễ lây nhiễm chlamydia cần kiểm tra thường xuyên.

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm nước tiểu, dịch từ tử cung của phụ nữ và dịch niệu đạo ở nam giới.

Nguyên nhân gây ra bệnh chlamydia là gì?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh Chlamydia là do một vi khuẩn Chlamydia trachomatiss gây ra. Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn và lây truyền sang con từ phụ nữ mang thai. Vi khuẩn chlamydia có thể truyền bệnh dù người đàn ông không xuất tinh. Do đó nếu bạn thuộc một trong các yếu tố sau thì khả năng mắc bệnh chlamydia sẽ rất cao:

  • Quan hệ tình dục với nhiều người
  • Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Đã từng mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

benh chlamydia giai doan man tinh

Biến chứng của bệnh chlamydia gây ra

Bệnh chlamydia tuy không có triệu chứng rõ ràng, nhưng những biến chứng của bệnh lại hết sức nặng nề, đặc biệt là ở nữ giới:

  • Bệnh viêm vùng chậu (PID): Khi vi khuẩn chlamydia xâm nhập vào tử cung ống dẫn trứng và buồng trứng có thể dẫn đến vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung.
  • Viêm bàng quang
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Hội chứng Reiter
  • Các bệnh nhiễm khuẩn khác

Cách điều trị bệnh Chlamydia

Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi. Khi được chẩn đoán bệnh, bạn sẽ được bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh với liệu trình từ -14 ngày.

Trong quá trình uống thuốc kháng sinh, người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục ít nhất trong 1 tuần.

Với những trường hợp nghiêm trọng như viêm vùng chậu ngoài thuốc uống người bệnh phải nhập viện để được tiêm thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc phẫu thuật trong trường hợp nhiễm trùng nặng.

Người bệnh cần tuân thủ liệu trình chữa bệnh và tái khám sau 3 tháng để chắc chắn để tiêu diệt hết vi khuẩn gây bệnh.

Phòng tránh bệnh Chlamydia thế nào?

Ngăn chặn con đường lây lan vi khuẩn chlamydia là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh bằng việc thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Không quan hệ tình dục: Đây là cách tốt nhất nhưng không khả thi với hấu hết mọi người.
  • Quan hệ với một bạn tình: Nếu cả hai cùng không mắc bệnh và không quan hệ với người thứ ba thì khả năng lây bệnh gần như bằng không.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su trong mọi trường hợp chưa muốn có thai.
  • Trao đổi với bạn tình: Bạn nên trao đổi chân thành với bạn tình về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và thống nhất phương án phòng tránh,
  • Khám đình kỳ: Nếu thường xuyên quan hệ tình dục thì bạn và cả bạn tình cần đi khám định kỳ để phát hiện các bệnh tình dục.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh Chlamydia chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về căn bệnh nguy hiểm này và có biện pháp thích hợp để bảo vệ bản thân,

[addtoany]
Bình luận của bạn
Thông tin liên hệ

Về chúng tôi
da khoa quoc te ha noi