U nang bã nhờn: nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

U nang bã nhờn chúng thường xuất hiện ở mặt, cổ và da đầu nên gây đỏ thậm chí là gây đau cho người bệnh. Vậy nguyên nhân gây nên hiện tượng này là gì, có biến chứng gì không và cách điều trị như thế nào. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây u nang bã nhờn?

U nang bã nhờn hay còn được gọi là u nang biểu mô hoặc keratin là những khối u nhỏ, cứng phát triển dưới da. Những u nang này rất phổ biến. Chúng phát triển rất chậm và không có triệu chứng khác, gần như chúng không phát triển thành bệnh ung thư.

u nang ba nhon

Bạn sẽ dễ dàng thấy các khối u nhỏ ở các bộ phận như mặt, nách, tay, đùi, cổ, lưng và xuất hiện nhiều ở bộ phận sinh dục. Chúng có kích thước từ 0,6 – 5cm. U nang bã nhờn nếu nhìn thì giống như một vết sưng nhỏ, có màu vàng và có nhiều chất đặc có mùi. Những u nang này không gây ra bất kỳ đau đớn. Chính vì vậy, thường bị bỏ qua.

Triệu chứng & biến chứng của u nang bã nhờn?

U nang nhỏ thường không đau, u nang lớn có thể từ khó chịu đến đau đớn. Các u nang lớn trên mặt và cổ có thể gây đau nghiêm trọng. Loại u nang này thường chứa đầy những mảnh keratin trắng, đây cũng là yếu tố chính tạo nên làn da và móng tay của bạn. Các nang này khi chạm vào thấy khá mềm.

Một u nang bã nhờn được coi là bất thường khi có những đặc điểm như:

– Đường kính lớn hơn 5cm.

– Tốc độ tái phát nhanh sau khi được loại bỏ.

– Dấu hiệu nhiễm trùng chẳng hạn như xưng đỏ, đau hoặc chảy mủ.

Các biến chứng tiềm ẩn của u nang bã nhờn bao gồm:

-Viêm: U nang bã nhờn có thể trở nên mềm và sưng, ngay cả khi nó không bị nhiễm trùng. Một nang bị viêm rất khó để loại bỏ. Bạn nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ điều trị chứng viêm này.

– Vỡ u nang:  Một u nang vỡ thường dẫn đến nhiễm trùng giống nhọt đòi hỏi phải điều trị kịp thời.

– Nhiễm trùng: U nang có thể bị nhiễm trùng và đau đớn gây áp xe.

– Ung thư da: Trong những trường hợp rất hiếm, u nang bã nhờn có thể dẫn đến ung thư da.

Điều trị u nang bã nhờn bằng cách nào hiệu quả?

U nang biểu mô thường lành tính và không cần can thiệp, nhưng nếu nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Lúc đó bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

– Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống viêm và giảm sưng.

– Phương pháp rạch và thoát nước được áp dụng ở những u nang to. Khi đó bác sĩ sẽ trực tiếp cắt vết nhỏ trên khối u, dùng dụng cụ y tế để ép chất bã nhờn ra bên ngoài cơ thể. Với cách này tuy có thể loại bỏ nhanh chóng, nhưng không thể điều trị dứt điểm bệnh bởi nó dễ tái phát về sau.

– Phẫu thuật được áp dụng khi bệnh nhân muốn loại bỏ hoàn toàn u nang mà không tái phát trở lại. Với cách điều trị này không áp dụng cho các u nang bị viêm và bạn có thể sẽ phải quay trở lại bệnh viện, phòng khám để cắt chỉ sau khi thực hiện.

– Phương pháp laser carbon dioxide cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Cách này tuy có chi phí lớn hơn nhưng mang lại hiệu quả nhanh chóng và ít để lại sẹo trong quá trình điều trị.

Chế độ sinh hoạt phù hợp giảm nguy cơ mắc u nang bã nhờn 

Muốn loại bỏ hoàn toàn u nang không chỉ dựa vào thuốc và các phương pháp y tế, mà bản thân người bệnh cũng cần có lối sống, sinh hoạt hợp lý như sau:

– Khi có u nang bạn không nên tự ý nặn, ép để tránh khối u bị nhiễm trùng.

Bạn có thể đặt một miếng vải được làm nóng, ẩm lên u nang để giúp u nang thoát dịch và tự lành. Sau khi u nang của bạn được loại bỏ, bác sĩ có thể cho bạn một loại thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn nên sử dụng điều này cho đến khi quá trình chữa bệnh hoàn tất. Bạn cũng có thể được cung cấp một loại kem trị sẹo để giảm sự xuất hiện của bất kỳ vết sẹo phẫu thuật.

Hi vọng qua những thông tin chia sẻ ở trên giúp các bạn hiểu rõ hơn về chứng u nang bã nhờn. Chúc bạn sức khỏe !

Tham khảo nguồn thông tin 

+  https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5596644/

http://www.healthline.com/health/epidermoid-cysts#overview1

[addtoany]
Bình luận của bạn
Thông tin liên hệ

Về chúng tôi
da khoa quoc te ha noi