Những điều bạn cần biết về vắc – xin Papillomavirus ở người (HPV)

vacxin Papillomavirus o nguoi

Tiêm vacxin Papillomavirus ở người (HPV) là cách tối ưu nhất để phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và những biến chứng ung thư ở cơ quan sinh sản, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Việc tìm hiểu về loại vắc – xin đó là gì, liều lượng cách dùng và tác dụng phụ sẽ giúp bạn đề phòng rủi ro có thể xảy ra.

Nhiễm trùng Papillomavirus ở người là bệnh gì?

Virus HPV là một nhóm trong đó có hơn 200 loại virus có liên quan và có tới 40 loại lây nhiễm qua đường tình dục. Virus Papilloma (HPV sinh dục) là một loại siêu vi trùng gây u nhú ở người từ nhẹ đến nặng trong đó bao gồm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Virus HPV là loại virus phổ biến, con đường lây nhiễm chủ yếu là do người bệnh có quan hệ tình dục không an toàn, với nhiều bạn tình. Ngoài ra HPV cũng có thể lây bệnh thông qua tiếp xúc với dương vật, âm đạo, hậu môn hay tử cung của người bị bệnh.

Phần lớn trường hợp nhiễm HPV không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng với sức khỏe. Tuy nhiên ở thể nghiêm trọng có thể gây nên những bệnh rất khó chữa điển hình là sùi mào gà, mụn rộp sinh dục hay ung thư. Các bệnh ung thư do HPV gây ra có thể là ung thư âm đạo, ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung và cả ung thư vòm họng.

Cả nam và nữ giới trong độ tuổi quan hệ tình dục đều có nguy cơ nhiễm HPV.

Vacxin HPV ở người là gì?

Cách tốt nhất để phòng các bệnh do virus HPV gây ra là tiêm vacxin HPV.

Vacxin HPV là vacxin phòng ngừa các bệnh do virus HPV gây ra. Hiện nay, các loại vacxin có thể phòng chống được nhiều loại HPV. Trong đó đều phòng ngừa được 2 chủng HPV là HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng có nguy cơ cao nhất gây ung thư cổ tử cung.

Các loại vacxin HPV được sử dụng nhiều nhất

Hiện nay có 2 loại vacxin được cấp phép sử dụng tại Việt Nam được đánh giá là có khả năng ngăn ngừa các bệnh do virus HPV gây ra:

Vacxin Gardasil

  • Vacxin Gardasil phòng ngừa 4 chủng virus HPV gồm HPV6, HPV 11, HPV16, HPV18.
  • Chỉ định: Vacxin Gardasil được chỉ định phòng ung thư cổ tử cung, ung thu âm hộ và ung thư âm đạo gây ra bởi HPV 16 và HPV 18 và các bệnh mụn cóc sinh dục do HPV 6 và HPV 11 gây ra.
  • Liều dùng: Tại Việt Nam vacxin HPV được cấp phép cho nữ giới ở độ tuổi từ 9-26 tuổi, tiêm 3 mũi theo lịch 0 -2 – 6 tháng.

Vacxin Cervarix

  • Vacxin Cervarix phòng ngừa 2 chủng HPV là HPV 16 và HPV 18
  • Chỉ định: Vacxin Cervarix phòng ngừa các bệnh ung thư ác tính như ung thư cổ tử cung do các chủng HPV 16 và HPV 18 gây ra. Đối tượng tiêm vacxin Cervarix là nữ giới từ 10 – 25 tuổi, tiêm 3 mũi theo lịch 0 -1 -6 tháng.

Dù đã tiêm phòng vacxin HPV nhưng phụ nữ vẫn nên đi tầm soát ung thư. Vì vacxin không thể phòng ngừa 100% khả năng gây bệnh và có tác dụng với những chủng HPV có nguy cơ lây nhiễm cao.

Độ tuổi nên tiêm và những người không nên tiêm vacxin HPV

Độ tuổi được tiêm vacxin HPV

– Nếu có khả năng kinh tế, bạn nên tiêm vacxin HPV như một biện pháp phòng ngừa. Tổ chức y tế thế giới khuyến cao trẻ em gái từ 11-13 tuổi nên tiêm hai mũi vacxin HPV, mỗi mũi cách nhau khoảng 6-12 tháng. Nếu dưới 5 tháng thì nên tiêm mũi thứ 3. Tuy nhiên điều này có thể thay đổi theo khuyến nghị về liều dùng của bác sĩ

– Đối với thanh thiếu niên từ 15 tuổi trở lên thì cần tiêm 3 mũi cách nhau 6 tháng.

–  Đối với phụ nữ nên tiêm vắc xin HPV trước 26 tuổi và trước khi mang thai khoảng 6 tháng.

Tuy nhiên tiêm vắc xin không thể có tác dụng nếu như bạn đã bị nhiễm phải virus HPV. Vì vậy việc tầm soát ung thư mới là điều cần thiết.

Ai không nên tiêm vacxin HPV

Vacxin Papillomavirus ở người, được khuyến cáo để phòng ngừa các bệnh tình dục. Tuy nhiên không phải ai cũng nên tiêm loại vacxin này. Cụ thể:

  • Bất cứ ai đã từng bị tác dụng phụ hay dị ứng nghiêm trọng khi tiêm một liều HPV thì không nên tiêm liều tiếp theo.
  • Dị ứng với bất cứ thành phần nào của vacxin thì không được tiêm
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con không nên tiêm HPV.
  • Bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn HPV
  • Không nên tiêm nếu sức khỏe không được tốt, đang mắc bệnh nặng. Nếu chỉ là cảm nhẹ thì không ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp nhận vacxin này.

Một số câu hỏi liên quan đến vắc xin Papillomavirus bạn cần biết

Có nên đi xét nghiệm trước khi tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung không?

Nếu bạn chưa có quan hệ tình dục thì có thể đi tiêm vacxin HPV phòng ngừa mà không cần làm xét ngiệm. Đối với những bạn đã từng có quan hệ nên đi khám phụ khoa, làm xét nghiệm kiểm tra ung thư cổ tử cung trước, sàng lọc để bảo đảm an toàn trước khi tiêm.

Nếu không tiêm vacxin phòng ngừa Papillomavirus ở người khả năng bị nhiễm bệnh cao không?

Trong trường hợp bạn chưa được tiêm vắc xin Papillomavirus có khả năng lây nhiễm nếu gặp phải một số yếu tốt như:

  • Bạn bị suy giảm hệ thống miễn dịch
  • Quan hệ tình dục không an toàn, với nhiều người
  • Có tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người bệnh
  • Thói quen dùng thuốc lá làm suy giảm hệ miễn dịch
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

10 cách đơn giản, tự nhiên tăng cường hệ thống miễn dịch cho bạn

Những tác dụng phụ có thể gặp phải khi tiêm vacxin Papillomavirus

Với đa số trường hợp vacxin không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên ở một số người có thể gặp phải một số phản ứng phụ như:

  • Đau nhức hoặc sưng ở vùng tiêm
  • Sốt từ nhẹ đến trung bình
  • Nhức đầu

Một số phản ứng nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Một vài người sau khi tiêm vacxin HPV có thể cảm thấy chóng mặt, ù tai, hay ngất xỉu. Ngồi hoặc nằm nghỉ trong 15 phút để cơ thể ổn định trở lại.
  • Đau dữ dội ở vai và khó di chuyển cánh tay tiêm vacxin, tuy nhiên điều này rất hiếm khi xảy ra.
  • Dị ứng nghiêm trọng. Trường hợp này rất rất hiếm với tỷ lệ 1/ 1 triệu liệu.

Những điều bạn cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin Papillomavirus

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh để “cô bé” thường xuyên ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên nếu đến chu kỳ kinh 4h/lần và vệ sinh sạch sẽ
  • Hạn chế quan hệ để tránh vi khuẩn xâm nhập gây bệnh
  • Giữ tinh thần thoải mái, không sử dụng thuốc lá hay chất kích thích như rượu bia
  • Chế độ ăn uống hợp lý
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng
  • Đối với chị em đã có gia đình (21 tuổi) và đã có quan hệ nên đi khám sức khỏe định kỳ và làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.

Trên đây là thông tin về vacxin Papillomavirus ở người (HPV) chia sẻ với bạn đọc. Virus HPV có thể ủ bệnh nhiều năm trước khi phát bệnh. Nếu bạn đang trong độ tuổi chỉ định tiêm phòng HPV thì rất nên cân nhắc, vì bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có nguy cơ nhiễm HPV.

[addtoany]
Bình luận của bạn
Thông tin liên hệ

Về chúng tôi
da khoa quoc te ha noi