Giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên cảnh bao vô sinh

gian tinh mach thung tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh nam khoa phổ biến. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào mức độ mà bệnh có thể biến chứng teo tinh hoàn, vô sinh,… Do đó nam giới nên cẩn trọng trong sinh hoạt và đời sống tình dục để phòng ngừa bệnh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng tĩnh mạch trong bìu bị giãn ra và phình to.

Bìu tinh hoàn có 2 viên tinh hoàn bên trái và phải. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể xảy ra một hoặc cả 2 bên. Bình thường thì nó hình thành ở bên trái do áp lực lớn hơn bên phải.

Triệu chứng bệnh qua các cấp độ

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có 3 cấp độ:

  • Cấp độ 0: Là tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh chưa có biểu hiện lâm sàng, chỉ phát hiện khi đi siêu âm.
  • Cấp độ 1: Phát hiện tĩnh mạch nhỏ lại, sờ thấy khi làm xét nghiệm Valsava.
  • Cấp độ 2: Xét nghiệm Valsava sờ thấy tĩnh mạch khá to.
  • Cấp độ 3: Tĩnh mạch bị giãn to, có thể thấy rõ dưới bìu.

Ngoài ra, khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, nam giới có thể thấy tinh hoàn sưng tấy, đau nhức tinh hoàn, tiểu buốt, tiểu liên tục và gặp vấn đề về tình dục như xuất tinh sớm, xuất tinh đau…

Nguyên nhân gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh

Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh 2 bên. Tuy nhiên, qua quá trình thăm khám và điều trị, bác sĩ cho rằng một số nguyên nhân gây bệnh có thể như:

  • – Do nhiệt độ ở bìu tăng lên bất thường gây “nóng” tinh hoàn, từ đó dẫn đến hiện tượng giãn tĩnh mạch tinh.
  • – Tình trạng trào ngược chất từ thận vào tĩnh mạch thừng tinh sẽ gây ứ đọng máu, từ đó gây giãn tĩnh mạch.
  • – Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể do bẩm sinh như tĩnh mạch không có van hoặc van bị trục trặc.

Biến chứng của giãn tĩnh mạch thừng tinh

  • Các triệu chứng như sưng tấy, đau nhức tinh hoàn, tiểu buốt sẽ ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
  • Người lớn bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy cơ cao bị xuất tinh sớm, đau khi quan hệ, xuất tinh đau, tình trạng kéo dài sẽ gây suy giảm ham muốn tình dục.
  • Khoảng 60% trường hợp nam giới giãn tĩnh mạch thừng tinh bị suy giảm chất lượng tinh trùng, từ đó ảnh hưởng chức năng sinh sản. Theo một nghiên cứu, giãn tĩnh mạch thừng tinh chiếm 20% trường hợp vô sinh ở nam giới.

Cách xác định bệnh qua siêu âm tinh hoàn

Theo kết quả siêu âm, đường kính tĩnh mạch tinh lớn hơn 2,5mm thì được coi là giãn.

Siêu âm tinh hoàn có thể đánh giá 5 mức độ:

  • Độ 1: Tĩnh mạch không bị giãn, chỉ thấy ít dòng trào lưu do rối tĩnh mạch.
  • Độ 2: Không giãn ở tư thế nằm, nếu đứng thì thấy tĩnh mạch có giãn và dòng trào ngược ở cực trên tinh hoàn.
  • Độ 3: Không giãn ở tư thế nằm,  nếu đứng thì thấy tĩnh mạch giãn và dòng trào ngược ở cực trên và dưới tinh hoàn.
  • Độ 4:  Làm xét nghiệm pháp Valsava tư thế nằm thấy tĩnh mạch giãn và có dòng trào ngược.
  • Độ 5: Thấy giãn tĩnh mạch thừng tinh, dòng trào ngược.

Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Tùy vào mức độ  bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu mức độ nhẹ thì có thể điều trị bằng thuốc để kháng viêm, giảm đau và khống chế sự phình to của tĩnh mạch.

Nếu mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa:

  • Phẫu thuật ngã bẹn: Là phương pháp hiệu quả cao, nhưng dễ tái phát, gây đau vùng bẹn và không có khả năng bảo tồn động mạch tinh.
  • Phẫu thuật cột tĩnh mạch ngã sau phúc mạc: Ưu điểm hơn so với phẫu thuật ngã bẹn, giảm tỉ lệ tái phát và bảo tồn động mạch tinh,
  • Phẫu thuật nội soi: Thành công tương đương phẫu thuật cột tĩnh mạch ngã sau phúc mạc nhưng chi phí khá tốn kém, vẫn có nguy cơ gây tổn thương ruột, tạng trong ổ bụng.
  • X-Quang can thiệp: Khi những phương pháp phẫu thuật trên thất bại, thì bác sĩ chỉ định thực hiện X-Quang can thiệp làm tắc mạch. Phương pháp này chỉ được thực hiện sau cùng vì tỉ lệ biến chứng thủng mạch máu, thuyên tắc mạch chiếm đến 6%.

Tinh hoàn bị lệch: nguyên nhân, cảnh báo bệnh gì?

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo về bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy gọi tổng đài chăm sóc sức khỏe 02437.152.152 để được tư vấn thêm.

[addtoany]
Bình luận của bạn
Thông tin liên hệ

Về chúng tôi
da khoa quoc te ha noi