Tràn dịch màng phổi là biểu hiện của bệnh liên quan tới hô hấp. Hiện nay tỉ lệ người chuẩn đoán mắc bệnh này khá cao, nhiều người thắc mắc và lo lắng không biết tràn dịch màng phổi có nguy hiểm đến tính mạng không? Để trả lời cho câu hỏi này trước tiên các bạn cần nắm rõ những biểu hiện, nguyên nhân của bệnh để có cách điều trị kịp thời.
Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 1.000 trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh tràn dịch màng phổi. Đây là bệnh lý gây nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.
Tràn dịch màng phổi là thuật ngữ chuyên ngành để chỉ về tình trạng tích tụ dịch, có thể gồm máu, dịch hoặc khí bên trong khoang trống giữa phổi và thành ngực. Khi hiện tượng tích tụ dịch quá mức cho phép ở khoang màng phổi sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.
Dưới đây là triệu chứng bệnh tràn dịch màng phổi:
– Đau ngực là triệu chứng đầu tiên của tràn dịch màng phổi, cơn đau âm ỉ ở phía bên tràn dịch, nếu nằm nghiêng phía bên đối diện thì cơn đau dữ dội hơn.
– Triệu chứng điển hình tràn dịch màng phổi là hiện tượng khó thở, mức độ nặng hay nhẹ phụ thuộc vào lượng dịch trong khoang màng phổi.
– Khi bị bệnh người bệnh có thể bị sốt, đây là phản ứng thông thường của cơ thể khi bị nhiễm trùng.
– Ho khan là một trong những biểu hiện thường gặp của bệnh. Tần suất ho phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, do bệnh lao sẽ ho nhiều hơn so với các bệnh áp xe gan, áp xe cơ hoành…
Thực tế, nguyên nhân chủ yếu gây tràn dịch màng phổi là biến chứng của nhiều bệnh khác nhau, như:
– Lao phổi được coi là nguyên nhân hàng đầu gây tràn dịch màng phổi, chiếm đến 40% trường hợp mắc bệnh.
– Nhiễm trùng ở phổi như áp xe phổi vỡ, viêm nang phế quản, bụi phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…cũng là “thủ phạm” chính gây tràn dịch màng phổi.
– Các cơn hen suyễn nặng, chấn thương lồng ngực gây xuyên thủng phổi có thể gây tràn dịch màng phổi.
– Gãy xương sườn làm tổn thương phổi hay áp xe các cơ quan khác khiến tràn dịch màng phổi.
– Tràn dịch màng phổi có thể biến chứng thủ thuật chọc dò, nội soi phế quản, dẫn lưu màng phổi…
Tràn dịch màng phổi không phải là bệnh hô hấp, mà là biểu hiện của nhiều bệnh lý liên quan đến hô hấp. Do đó, nếu mắc các bệnh có thể gây nguy hiểm, nhưng mức độ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Theo y học, có 2 loại tràn dịch màng phổi:
– Không có biến chứng: Tràn dịch nhưng không gây biến chứng, do dịch ở màng phổi không quá nhiều, triệu chứng bệnh đơn giản và không gây nguy hiểm khác.
– Có biến chứng: Tràn dịch dưỡng trấp, màng phổi lao hoặc do bệnh ác tính sẽ gây nhiều nguy hiểm. Trong đó, trường hợp tràn dịch màng phổi do lao màng phổi thì nếu không điều trị kịp thời sẽ biến chứng lao phổi nguy hiểm. Bệnh thường gặp ở người trẻ từ 25-35 tuổi.
Trường hợp tràn dịch màng phổi do ung thư phổi hoặc bất kỳ ung thư nào gây ra, thường gặp ở người hút thuốc nhiều và phát triển nhanh ở người có sức đề kháng kém sẽ gây nguy hiểm.
Việc đầu tiên cần làm trong điều trị tràn dịch màng phổi là chọc hút dịch vừa để làm các xét nghiệm, vừa giải quyết tình trạng khó thở cho người bệnh. Khi xác định được nguyên nhân, mức độ bệnh sẽ có phác đồ điều trị phù hợp nhằm loại bỏ hiện tượng tràn dịch màng phổi.
Điều trị tràn dịch màng phổi chủ yếu là chọc hút, dẫn lưu khoang phổi và điều trị nguyên nhân như nhiễm trùng, suy tim…Trường hợp người bệnh bị đau ngực và khó thở thì phải chọc hút khoang màng phổi với ống chích lớn, số lượng dịch hút có thể lên tới 1.000ml.
Người mắc bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định mổ dẫn lưu kín khoang màng phổi cho dịch mủ, mủ hoặc máu thoát ra ngoài. Sau khi điều trị hết tràn dịch màng phổi, bác sĩ sẽ hỗ trợ điều trị bằng thuốc chống dính màng phổi để tránh ảnh hưởng chức năng hô hấp, tránh tái phát bệnh.
Khi điều trị, người bệnh tuyệt đối tuân thủ chỉ định đúng quy trình điều trị của bác sĩ, không tự ý ngừng thuốc và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần kết hợp tập luyện phục hồi chức năng để nhanh chóng khỏi bệnh.
+ http://www.healthline.com/health/pleural-effusion.
+ http://www.medicinenet.com/pleural_effusion_fluid_in_the_chest_or_on_lung.
[addtoany]