Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách

Có khá nhiều chị em sau khi sinh xong cần phải làm tiểu phẫu khâu tầng sinh môn. Để giúp vết khâu mau lành và bảo đảm không bị bục chỉ, mưng mủ, nhiễm trùng,..thì chị em cần phải lưu ý việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách.

chăm sóc vết thương tầng sinh môn
chăm sóc vết thương tầng sinh môn

Khâu tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là vị trí nối tiếp giữa âm đạo và hậu môn, trong quá trình sinh đẻ để đảm bảo an toàn, giúp em bé chào đời dễ dàng thì các bác sĩ sẽ có thao tác rạch tầng sinh môn. Để giảm thiểu những nguy cơ về sức khỏe, đặc biệt là nhiễm trùng chị em cần biết cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách.

Đây là một phẫu thuật làm cho cửa mình có kích thước lớn, đủ để đầu em bé có thể chui ra ngoài, giúp việc sinh đẻ nhanh hơn, dễ dàng hơn. Sau khi rạch tầng sinh môn các bác sĩ sẽ khâu lại bằng chỉ tự tiêu hoặc chỉ không tiêu (nhưng ngay nay phổ biến là chỉ tự tiêu)

Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách là việc làm cần thiết nhằm tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Bởi nhiễm khuẩn sau khâu tầng sinh môn xảy ra khá phổ biến ở các sản phụ, chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như gia tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa sau khi sinh. Một số cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách mà chị em cần chú ý bao gồm:

Vệ sinh đúng cách

Do vết khâu tầng sinh môn trong những ngày đầu sẽ chưa lành, kết hợp với sản dịch chảy ra nên nếu như không được chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách thì đây là điều kiện để các tác nhân gây viêm tấn công. Theo đó, để giảm thiểu những nguy cơ này, thì điều đầu tiên là chị em cần chú ý vệ sinh đúng cách.

+ Chị em có thể sử dụng nước muối pha loãng, nước chè xanh, hoặc nước mối sinh lý, dung dịch vệ sinh có bán tại các nhà thuốc bệnh viện,…để vệ sinh nhẹ nhàng vùng kín, vết thương khâu tầng sinh môn. Trong quá trình vệ sinh nên chú ý vệ sinh nhẹ nhàng, dội nước từ từ, và nên vệ sinh 2-3 lần/ ngày.

+ Thay băng vệ sinh đều đặn để tránh sản dịch ra nhiều tràn băng, ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn.

+ Không vệ sinh bằng các loại xà phòng, sữa tắm, hay nước quá nóng, quá lạnh,..Sau khi vệ sinh cần lau khô nhẹ nhàng bằng khăn bông mềm trước khi mặc quần áo

+ Khi tắm mà đi tiểu thì nên dội nước từ từ vào vùng kín để giảm tình trạng buốt, xót.

+ Không sử dụng máy sấy tóc để sấy khô vùng kín

Sử dụng đồ thoáng mát

Mặc những đồ rộng rãi, sử dụng quần lót dùng một lần hoặc loại đồ lót có chất liệu cotton thấm hút mồ hôi để tránh tạo ra sự bí nóng, cọ xát vết khâu tầng sinh môn khi đi lại

Vận động nhẹ nhàng

Không nên nằm nhiều hay chạy nhảy, ngồi xổm, làm việc nặng ngay sau khi khâu tầng sinh môn. Chú ý đi lại nhẹ nhàng, để tăng cường lưu thông máu, giảm sưng, giảm nguy cơ dính tử cung sau khi sinh

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nên ăn đồ ăn nhiều chất xơ, thực phẩm tốt cho tiêu hóa như rau, trái cây tươi, sữa chu, uống nhiều nước để tránh táo bón. Vì khi bị táo bón, đi vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến vết khâu tàng sinh môn. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần giúp niêm mạc tái tạo nhanh hơn, giúp vết khâu tầng sinh môn nhanh lành hơn.

Tham khảo nội dung liên quan 

Có nên ăn hải sản khi mang thai?

Khi mang bầu mà ăn chay có cảnh hưởng đến thai nhi không?

Không quan hệ tình dục

Trong thời gian này tốt nhất chúng ta nên kiêng quan hệ tình dục tuyệt đối để đảm bảo sự phục hồi của vết khâu tầng sinh môn. Vì khi quan hệ có thể gây ra cảm giác đau đớn, chảy máu, rach vết khâu tầng sinh môn, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Không tự ý sử dụng thuốc

Không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi, hay theo các kinh nghiêm dân gian, truyền miệng. Chỉ sử dụng thuốc theo đơn của các bác sĩ.

Thường thì nếu như được chăm sóc vết thương khâu tầng sinh môn đúng cách chúng có thể hồi phục sau từ 2-3 tuần. Nếu như không được chăm sóc tốt, chị em có thể phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn, viêm nhiễm phụ khoa rất nguy hiểm. Do đó, việc chăm sóc vét khâu tầng sinh môn đúng cách vô cùng quan trọng chú ý cần nắm được và thực hiện đúng.

Mong rằng qua những thông tin chia sẻ ở trên giúp chị em biết cách vệ sinh, chăm sóc vết thương đúng cách và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nếu như bạn phát hiện có bất cứ biểu hiện bất thường nghi ngờ nhiễm trùng ở vết khâu tầng sinh môn thì cần phải quay trở lại phòng khám, bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời tránh để tình trạng nặng hơn ảnh hưởng tới sức khỏe.

[addtoany]
Bình luận của bạn
Thông tin liên hệ

Về chúng tôi
da khoa quoc te ha noi